Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt là cảm giác mà nhiều người trải qua. Điều này khiến không ít người hoang mang, lo lắng không hiểu bản thân gặp vấn đề sức khỏe nào. Tình trạng này kéo dài nguy hại ra sao?


I - Nguyên nhân ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt, chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng mà bản thân mỗi người cảm thấy người nôn nao, khó chịu, đi đứng lảo đảo, cảm giác bồng bềnh giống cảm giác như vừa rời khỏi chiếc đu quay. Mọi thứ xung quanh quay cuồng, xoay tròn làm cho nhiều người lo âu, sợ sệt nhất là khi ngồi xuống đứng lên đột ngột, đang đi trên đường hay làm việc trên cao. Sự xuất hiện các cơn chóng mặt thường đi kèm với tình trạng thị lực mờ, người nôn nao muốn ói, tai ù ù như có tiếng còi, tiếng chuông bên cạnh.

Bạn đang xem: Đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt

Các đợt chóng mặt xuất hiện nhanh chóng tính theo phút, giờ hay một vài ngày. Nguy hiểm hơn chúng cũng có thể quay trở lại thường xuyên. Thậm chí không ít người có thể biết trước được những những cơn chóng mặt theo chu kỳ.

Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt, hoa mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó ít ai ngờ đến khoảng 80% căn nguyên gốc rễ là do máu lên não bị thiếu, cụ thể là máu đến hệ tiền đình. Khi hệ thống tiền đình hoạt động gặp trục trặc gây ra những nhiễu loạn về tín hiệu chuyển đến não bộ, vì thế sẽ sinh ra cảm giác xoay tròn, chóng mặt.

Cụ thể khi bỗng dưng chuyển tư thế từ nằm, ngồi sang đứng dậy nhanh chóng thì lượng máu trong cơ thể sẽ tạm thời bị dồn xuống phần dưới cơ thể. Lúc này huyết áp và lượng máu bơm lên não, mắt cũng sẽ đột ngột bị suy giảm và gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Sau đó cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng nhịp tim, thu hẹp mạch máu để ổn định lại huyết áp & ngăn chặn các triệu chứng phát triển. Do đó hiện tượng chóng mặt, choáng váng khi đột ngột đứng lên thường chỉ kéo dài vài giây.

Tuy nhiên thực tế vẫn có nhiều người sau khi đứng dậy cảm thấy hoa mắt, choáng váng kéo dài hoặc bất cứ khi nào chuyển tư thế cũng gặp hiện tượng này, nguyên nhân thường được chuẩn đoán là do có sự bất thường trong việc điều hòa huyết áp, một số vấn đề có thể ảnh hưởng bao gồm:

Cơ thể mất nước: Vì một lý do nào đó như môi trường quá nóng, không uống đủ nước,... khiến lượng nước trong cơ thể suy giảm sẽ khiến huyết áp tụt uống gây hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra mất nước cũng khiến ít đổ mồ hôi dẫn tới cơ thể khó làm mát hơn, từ đó có thể gây xáo trộn trong việc điều hòa huyết áp của cơ thể.Sử dụng rượu bia: Rượu sẽ khiến các mạch máu trong cơ thể bị thu hẹp dẫn tới giảm lượng máu lưu thông. Do đó bạn sẽ dễ bị chóng mặt, choáng váng mỗi lần đứng dậy sau khi uống rượuNhững vấn đề liên quan đến thần kinh: Các thay đổi về cấu trúc, chức năng của hệ thống não bộ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng chóng mặt. Chẳng hạn như: Đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não dẫn đến bị mất một lưu lượng máu đến một phần não bộ. Có khối u não gây chèn ép, ảnh hưởng lên các phần xử lý thông tin của não về vị trí tư thế và sự chuyển động của đầu.Rối loạn hô hấp: Người mắc các bệnh hô hấp khác nhau hay đang trong tình trạng bị suy hô hấp sẽ thiếu đi sự phân phối oxy đi khắp cơ thể. Cụ thể là não không được cung cấp đầy đủ oxy khiến hoạt động suy yếu dẫn đến hiện tượng chóng mặt. Để chẩn đoán chóng mặt liên quan đến tình trạng rối loạn nhịp thở cần căn cứ vào kết quả xét nghiệm công thức máu, độ bão hòa oxy, chức năng phổi.Tác dụng phụ của thuốc: Khi thuốc vào cơ thể chúng ta mặc dù có những lợi ích chữa bệnh song cũng kéo theo một số tác động xấu đến não bộ, tai, việc điều hòa các hormone trong cơ thể. Từ đó dẫn đến hệ lụy là những cơn chóng mặt, cảm giác nôn nao muốn ói mửa. Đặc biệt chúng ta cần lưu ý các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, kháng sinh, chữa bệnh mạn tính, ung thư. Để khắc phục điều này các bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng hay chuyển sang loại thuốc mới có công dụng tương tự cho người bệnh.Căng thẳng, lo lắng, trầm cảm: Đây tưởng chừng là những vấn đề tâm lý đơn giản nhưng trên thực tế chúng không hề tốt cho sức khỏe thể chất của con người. Nhất là tới hệ thần kinh gây ra cơn chóng mặt với các triệu chứng khó chịu.

II - Ngồi xuống đứng lên bị hoa mắt chóng mặt có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng hoa mắt, chóng mặt chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và phục hồi nhanh chóng khi ngồi xuống, đứng lên từ từ thì không đáng lo ngại. Đây không phải là dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu chúng thường xuyên tái diễn thì bạn cần hết sức lưu ý bởi đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh liên quan đến hệ thần kinh, tim mạch, thiếu máu thiếu sắt, bệnh ở đường tiêu hóa…

Đồng thời chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống sẽ gây ra những điều nguy hiểm:

Chóng mặt, loạng choạng, đứng không vững, dễ bị té ngã. Người cao tuổi nên tránh đứng lâu.Mắt nhìn mờ sau khoảng vài chục giây đến vài chục phút khiến nhiều người hoang mang, lo lắng làm cho chóng mặt nặng thêm.Có thể bị ngất xỉu rất nguy hiểm, nhất là khi đang đi trên đường hay lao động trên cao.

Đặc biệt những người lớn tuổi hoặc có tiền sử về huyết áp, chứng rối loạn tiền đình cần hết sức lưu ý.

Ngoài ra những đối tượng hay bị chóng mặt, choáng váng, hoa mắt khi ngồi xuống đứng lên cần lưu tâm tới những dấu hiệu và biểu hiện sau:

Chất thải (phân) có màu đen hoặc có lẫn máu
Khả năng giữ thăng bằng kém, đi lại khó khăn
Ngực có cảm giác khó chịu, đau nhức

III - Bị chóng mặt, hoa mắt khi đứng lên ngồi xuống phải làm sao?

Để tình trạng đứng lên ngồi xuống bị chóng mặt không còn quấy rầy nữa chúng ta có thể thay đổi lối sống, cách sinh hoạt. Những lời khuyên hữu ích sau sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tình hình.

1. Tránh đứng dậy nhanh sau khi ngồi hoặc nằm lâu

Hãy thực hiện theo một số hướng dẫn sau khi chuyển tư thế:

Sau khi ngồi lâu một chỗ hay ăn no nên đứng dậy một cách từ từ, chầm chậm.Hãy siết chặt cơ chân của bạn trước khi đứng dậy giúp lưu thông máu ổn định hơn, giảm nguy cơ bị choáng váng.Kê cao gối khi ngủ
Sau khi thức dậy nên nằm im vài phút để cơ thể từ từ thích ứng, bởi đây là thời điểm huyết áp thấp nhất. Sau đó ngẩng dầu dậy chậm rãi và ngồi ở mép giường thêm vài phút.

2. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Người hay bị chóng mặt, choáng váng nhất khi thay đổi tư thế đứng lên, ngồi xuống nên tăng cường những thực phẩm sau trong thực đơn hằng ngày. Cụ thể như:

Vitamin B6: dồi dào trong các loại cá, ngũ cốc, quả óc chó, trứng, thịt bò, heo rau xanh.Vitamin B9: có trong các loại rau có lá như các loại rau cải xanh, rau diếp, các loại đậu, nấm, các loại nước ép trái cây như nước cam, nước ép cà chua…Magie: có nhiều trong quả bơ, ngũ cốc, socola, chuối, các loại rau lá xanh…Vitamin C: có nhiều trong trái cây họ nhà cam, bưởi, xoài, đu đủ, dứa…

3. Uống nhiều nước

Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất lỏng, hệ tuần hoàn của các cơ quan có nhiều sự thay đổi bất thường dẫn đến chóng mặt. Đặc biệt là khi qua một đêm dài, lượng nước trong cơ thể giảm nên rất dễ bị quay cuồng khi từ giường bước ra ngoài.

Song chúng ta hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ bởi nếu thế giấc ngủ sẽ bị gián đoạn bởi những lần đi vệ sinh. Tốt nhất là khi ngủ dậy bắt đầu một ngày mới, hãy duy trì đủ lượng nước cần thiết trong một ngày từ 1,5 - 2 lít nước.

4. Tập lối sống, sinh hoạt lành mạnh

Ngủ đủ giấc mỗi ngày, cơ thể luôn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.Dành nửa tiếng mỗi ngày tập luyện những bài tập thể dục phù hợp với thể lực như: đi bộ, tập yoga, thiền.Loại bỏ những stress, căng thẳng giúp phòng ngừa hữu hiệu những cơn chóng mặt tâm lý.Nên hạn chế các đồ uống kích thích như trà, cà phê…

Thực hiện tốt những thói quen hữu ích trên sẽ giúp giảm nguy cơ chóng mặt hiệu quả.

5. Kiểm tra loại thuốc đang sử dụng

Bạn đang dùng một vài loại thuốc như: cao huyết áp, trầm cảm, loạn thần… có thể gây tác dụng phụ chóng mặt. Vì vậy khi dùng thuốc mà thấy hiện tượng này chúng ta cần phải gặp chuyên gia để thay đổi liều lượng hay chuyển hướng sang dùng một loại thuốc mới.

Có đến hơn 80% các trường hợp chóng mặt là do thiếu máu lên não, cụ thể hơn là do thiếu máu lên hệ tiền đình. Bao gồm cả chóng mặt khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống. Như vậy cách hiệu quả nhất để kiểm soát hiệu quả các cơn chóng mặt dai dẳng này là tăng cường máu lên não, nhất là bộ phận tiền đình nằm sâu bên trong không nhận đủ oxy, dinh dưỡng để hoạt động bình thường để không gây ra triệu chứng khó chịu như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Để xử lý được nguyên nhân chủ yếu này thì sử dụng đông y bổ huyết, hoạt huyết là cần thiết. Tuy nhiên, không phải đông y nào cũng hiệu quả. Chỉ có Viên chóng mặt Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 giúp tăng cường máu lên não, lên hệ tiền đình mới mang lại hiệu quả vượt trội, toàn diện, lâu dài. Người bệnh sẽ thấy giảm hẳn những cơn chóng mặt sau 2 - 5 ngày dùng. Dùng đúng và đủ liệu trình sẽ hạn chế tối đa chóng mặt bị lại.

Ngồi xuống đứng lên bị chóng mặt tuyệt đối không được chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt. Chúng ta nên kết hợp song song việc dùng thuốc, thiết lập và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh chính là “vũ khí đắc lực” để chiến thắng bệnh.


Thường xuyên bị chóng mặt khi ngồi xuống, đứng lên là biểu hiện không hề bình thường, thậm chí trong một số trường hợp nó còn cảnh báo về những tình trạng sức khỏe nguy hiểm, cần phải can thiệp và điều trị ngay. Vậy nguyên nhân gây chóng mặt là gì, cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

Nguyên nhân gây ra chóng mặt khi ngồi xuống – đứng lên

Chóng mặt là cảm giác bị mất thăng bằng, khiến bạn thấy chính mình hoặc mọi thứ xung quanh quay cuồng, xoay tròn, lật nhào, dẫn đến việc khó giữ thăng bằng và dễ té ngã. Cơ chế của bệnh khá phức tạp và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

Người bệnh bị thiếu máu

Những người bị thiếu máu khi đứng dậy, ngồi xuống hay thay đổi tư thế quá nhanh và đột ngột rất dễ bị choáng váng. Thông thường, máu từ tim được đẩy tới các cơ quan trong cơ thể rồi đưa trở về tim, khi đứng máu từ chân sẽ phải chống lại trọng lực để đi tới tim. Chính vì vậy, nếu đang ở tư thế ngồi mà đứng hay bật dậy quá nhanh thì cơ thể không điều chỉnh được việc bơm máu, từ đó làm huyết áp bị giảm xuống một cách nhanh chóng.

Không chỉ vậy, lúc này lưu lượng máu cũng bị giảm, khiến não bị thiếu oxy, khiến chức năng hoạt động của nó suy giảm. Tất cả các yếu tố trên dễ làm sinh ra tình trạng buồn nôn, choáng váng, chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy

*
*
*
*
*
Bạn nên gặp bác sĩ nếu phát hiện ra các triệu chứng đáng ngờ
Trong trường hợp bị hạ huyết áp tư thế và không mắc kèm các bệnh lý về thận hoặc tim, bạn có thể tăng thêm một chút lượng muối ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình để góp phần tăng huyết áp.Nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm bổ máu vào các bữa ăn hàng ngày như: Củ dền đỏ, củ cải trắng, rau đay, cải bó xôi, rau ngót, đậu, đu đủ, sò huyết, các loại đậu đỏ, gan heo… Phương pháp này sẽ giúp cải thiện tốt lượng máu trong cơ thể và nâng huyết áp lên.Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ưu tiên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… để nâng cao sức khỏe.

Xem thêm: Buồng Trứng Đa Nang Có Nên Uống Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Bị Chậm Kinh Hay Không?

Việc xác định được chính xác và sớm nhất nguyên nhân gây ra chứng chóng mặt khi ngồi xuống, đứng lên, đồng thời có phương pháp điều trị nhanh chóng, thích hợp sẽ giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro không đáng có. Chính vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ, bạn nên đi khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ, đừng bao giờ chủ quan với sức khỏe của bản thân.