“Khắc tinh” của bệnh gout
Gout thường được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu”, bởi nguyên nhân của căn bệnh này là rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Mà, nước vối có tác dụng tiêu hóa thức ăn nhiều dầu mỡ, tiêu độc và giảm các chất béo.
Theo các bác sĩ, tác dụng của lá vối với bệnh gout là rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Tuy vậy, do bệnh gout có nhiều nguyên nhân dẫn đến nên lá vối không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này được, thế nên các bạn cần có chế độ ăn uống và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Chống lại bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu cho thấy, trong lá vối có chứa hàm lượng polyphenol cao, được biết đến là thành phần có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cũng như các hoạt chất ức chế men alpha- glucosidase còn làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
![]() |
Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối. Ảnh minh họa: Internet
Trị bệnh ngoài da
Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis,... Do đó, lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt…
Ngoài ra, người ta còn lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa lở da đầu rất hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn. Chất đắng trong lá vối giúp kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa thức ăn, đồng thời chất tannin lại bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu lá vối có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.
Nước lá vối có hoạt chất ức chế sự phát triển của một số vi trùng Gram âm và Gram dương nên có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng. Dùng 200g lá vối tươi vò nát, sau đó thêm khoảng 2 lít nước sôi vào và ngâm trong 1 giờ. Dùng nước này uống thay cho nước lọc để hỗ trợ chữa viêm đại tràng, đau bụng âm ỉ.
Ngoài ra, thức uống từ lá cây vối còn trị được tiêu chảy. Lấy khoảng 3 lá vối, 8g vỏ ổi, 10g núm quả chuối tiêu thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 2 – 3 ngày sẽ thoát khỏi tình trạng bị “tào tháo rượt”.
![]() |
Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bátnước vốithì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi. Ảnh minh họa: Internet
Chữa bỏng hiệu quả
Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
Giúp đào thải chất độc
Những ngày hè nắng gắt, thời tiết oi bức khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Bạn chỉ cần dùng một bát nước vối thì cơ thể sẽ được cung cấp một hàm lượng muối khoáng và vitamin cần thiết, bù đắp lượng nước bị mất đi.
Không những có công dụng giải nhiệt rất hiệu quả, loại thức uống này còn giúp làm mát cơ thể và giải độc cho cơ thể thông qua đường tiết niệu.
Điều trị bệnh mỡ máu
Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.
Tuy nhiên, nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều thì chính nước vối lại là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam cho biết, về hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.
Ngoài ra, những người quá gầy hoặc sức khỏe yếu không nên dùng nụ và lá vối. Lá vối có tính chất kiểm soát lượng đường trong máu, lại giúp giảm cân, vì vậy người gày yếu không nên dùng.
Phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Cũng không nên uống quá nhiều nước vối.
Nên uống nước từ lá vối khô, nên hạn chế dùng lá vối tươi vì có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm, có thể gián tiếp tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng hao huyết.
Quả và lá vối tươi không chỉ là một thức uống hàng ngày mà còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Tác dụng của cây vối không chỉ ở kinh nghiệm trong dân gian mà còn được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học. Vậy, quả và lá vối tươi có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu thêm bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Uống nước lá vối tươi có tốt không
Cây vối là một loại cây thân gỗ với tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus. Hầu như tất cả các bộ phận của cây vối đều có thể sử dụng, nhưng phổ biến nhất là sử dụng lá vối tươi làm nước uống. Từ thời xa xưa, quả vối, lá vối tươi, nụ vối đã được dùng để đun, hãm làm nước uống hàng ngày và sử dụng để chữa bệnh...
Dưới đây là tổng hợp một số tác dụng của lá vối tươi :
1.1 Giải nhiệt
Lá vối tươi sau khi được rửa sạch được hãm với nước nóng thành một thức uống giải khát tuyệt vời trong ngày hè. Các nghiên cứu khoa học về thành phần trong lá vối tươi cho thấy, trong lá vối tươi có một số chất khoáng và vitamin.
Ngoài ra, theo đông y, vối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, do đó uống nước lá vối tươi có thể giải nhiệt sau khi lao động hoặc vận động và còn bổ sung muối khoáng và vitamin.
1.2 Có tác dụng kháng khuẩn
Các chất được tìm thấy trong lá và nụ vối tươi bao gồm tannin và acid triterpenic. Sự phát triển của nhiều loại nấm, men, vi khuẩn và virus đã bị ức chế bởi tannin.
Ngoài ra, axit tannic là một chất ức chế vi khuẩn trong thực phẩm, vi khuẩn thuỷ sinh và vi khuẩn tạo mùi vị. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hợp các hợp chất loại acid triterpenic có nhiều tác dụng chống viêm, điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động kháng virus và chống lại khối u.
Nước sắc đậm đặc của lá vối tươi được dùng như một chất sát trùng, kháng sinh để rửa mụn nhọt, ghẻ lở, chốc đầu. Một nghiên cứu về tính kháng khuẩn của các hoạt chất có trong lá vối đã kết luận rằng, chiết xuất methanol của lá vối có tác dụng chống lại vi khuẩn gram dương bao gồm S. aureus , B. subtilis và S. mutans GS-5. Nước lá vối có thể sử dụng như là một chất sát khuẩn tự nhiên đối với những nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ngoài da.
Lá vối tươi được sử dụng như một chất sát trùng
1.3 Tác dụng điều trị bỏng
Một nghiên cứu thử nghiệm trên chuột đã chỉ ra rằng tinh dầu chiết xuất từ lá vối làm tăng tốc độ co lại của vết thương bỏng sau 10 đến 20 ngày với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết quả còn cho thấy tinh dầu chiết xuất từ lá vối còn có tác dụng chữa lành vết thương do bỏng và hiệu quả của nó cao hơn so với dầu tamanu thương mại. Các phân tích mô học trong nghiên cứu này cho thấy vết bỏng được điều trị bằng tinh dầu lá vối phát triển cấu trúc biểu bì hoàn chỉnh, điều này chứng tỏ các vết bỏng được điều trị bằng tinh dầu chiết xuất từ lá vối có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.
1.4 Chữa một số bệnh về tiêu hóa
Theo đông y, chất đắng trong nước lá vối sẽ giúp kích thích tiết nhiều dịch tiêu hoá, bảo vệ niêm mạc ruột. Do đó, nước lá vối có thể được dùng để chữa đau bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính, đầy bụng, ăn không tiêu, đi ngoài sống phân.
1.5 Có lợi cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Uống nước lá vối có thể giúp tăng cường chức năng tuyến sữa và giúp hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng và tiêu hoá tốt hơn trong suốt thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, do có tính kháng khuẩn nên nếu sử dụng lá vối thường xuyên hãy cân nhắc đến việc nó có thể gây tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong ruột. Hãy sử dụng lá vối khô thay vì lá vối tươi để tránh tình trạng trên.
Quả vối giúp điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu
2. Quả vối có tác dụng gì?
Hoạt chất polyphenol trong nước nụ vối làm chậm quá trình phân giải đường, chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn vào máu. Do đó, có tác dụng kiểm soát đường huyết lâu dài, hạn chế tăng đường huyết sau ăn. Sự có mặt của thành phần beta-sitosterol giúp điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu, phòng ngừa biến chứng cho những bệnh nhân đái tháo đường.
Xem thêm: Giá Lọ Hoa Pha Lê Giá Tốt Tháng 3, 2023, Bình Bông Pha Lê Giá Tốt Tháng 3, 2023
Nước được sắc từ nụ vối hoặc lá vối có nhiều hoạt chất tương tự nhau, do đó có tác dụng tương tự nhau. Thông thường vào mùa cây ra hoa, kết trái người dân cũng thường sắc nước kết hợp lá với với nụ vối.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
taiducviet.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.