Sữa chua Yakult là sản phẩm mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên, điều đó có đúng với các mẹ mang thai? Liệu bà bầu uống Yakult được không? Câu trả lời là có. Yakult không những an toàn mà còn rất tốt cho phụ nữ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này qua bài viết sau đây mẹ nhé!

Yakult là gì?

Yakult là sản phẩm sữa uống lên men đầu tiên trên thế giới được làm từ sữa bột gầy, đường, nước và chủng khuẩn Lactobacillus casei Shirota.

Bạn đang xem: Bà bầu uống yakult có tốt không

Sản phẩm được hình thành từ tâm huyết của vị giáo sư người Nhật Minoru Shirota. Với bề dày kinh nghiệm 75 năm cùng hệ thống phân phối rộng khắp toàn thế giới, Yakult hiện nay đã có mặt trên 32 quốc gia và là thương hiệu được lòng tin của nhiều bà mẹ, trong đó có cả các mẹ Việt.


Công dụng của Yakult

Nhiều người quen gọi Yakult là sữa chua vì chúng có vị giống như sữa chua, tuy nhiên, những công dụng mà Yakult có thể mang đến cho hệ tiêu hóa của chúng ta là vượt xa rất nhiều so với sữa chua.

Trong mỗi chai sữa uống Yakult có chứa đến hơn 6.5 tỉ lợi khuẩn L.casei Shirota. Loại vi khuẩn này có thể đi sâu vào trong ruột và phát triển bên trong đường ruột của người dùng, mang lại rất nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa con người. Cụ thể:

Ngăn ngừa tiêu chảy & táo bón

Uống ít nhất một chai Yakult mỗi ngày có thể giúp cải thiện đại tiện cho những người bị táo bón. Ngoài ra, các vi khuẩn có lợi trong Yakult cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy.

Duy trì hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh

Lợi khuẩn có trong Yakult có thể kháng được các dịch vị tiêu hóa, làm tăng các loại vi khuẩn có lợi và giảm tối đa các loại vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ sinh vật bên trong hệ tiêu hóa. Từ đó, ngăn ngừa được mọi vấn đề về đường ruột.

Tăng cường hệ miễn dịch

Loại vi khuẩn này còn giúp giảm sự hình thành các độc tố trong cơ thể cũng như ức chế các thành phần gây hoại tử tế bào đường ruột. Ngoài ra, Yakult còn góp phần ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trong ruột và các loại ung thư trong hệ tiêu hóa.


Làm đẹp, giảm cân

Ngoài những công dụng tốt cho sức khỏe, Yakult còn là loại sữa chua có tác dụng làm đẹp và giảm cân hiệu quả. Uống Yakult mỗi ngày sẽ cho bạn vóc dáng đẹp và làn da mịn màng.

Bầu uống Yakult được không?

Chính vì những ưu điểm vượt trội trên mà rất nhiều người dùng đã tin tưởng và sử dụng Yakult hằng ngày. Vậy Yakult đối với bà bầu thì sao? Bà bầu uống Yakult được không? Theo các chuyên gia, Yakult đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai và trong thời kỳ cho con bú.

Táo bón là tình trạng rất thường gặp ở các mẹ mang thai và sau sinh, và Yakult đã giải quyết được vấn đề đó. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi bà bầu uống Yakult được không thì câu trả lời là được. Uống Yakult khi mang thai không những an toàn mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Các sản phẩm của Yakult không chứa bất kỳ chất bảo quản, chất ổn định hay phẩm màu nào nên cực kỳ an toàn với sức khỏe của bà bầu. Màu của sữa Yakult là màu tự nhiên bởi quá trình tiệt trùng đường và dung dịch sữa trước khi cho hỗn hợp lên men. Vì vậy, hãy uống Yakult khi mang thai để giữ gìn đường ruột luôn khoẻ mạnh.


Bà bầu nên uống mỗi ngày mấy chai Yakult?

Yakult được uống với liều lượng phù hợp sẽ mang đến những tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng mà uống quá nhiều. 1 - 2 chai mỗi ngày sau bữa ăn là đủ cho đường ruột của mẹ. Uống quá nhiều có thể gây mất vị giác, dư axit và phản tác dụng.

Những ai không nên uống Yakult

Dù tốt đến đâu thì Yakult vẫn có một số nhược điểm đáng tiếc. Những mẹ bầu bị dị ứng đường ruột hay cơ thể không có khả năng dung nạp được sữa thì không nên dùng sản phẩm này.

Ngoài ra các mẹ bị tiểu đường muốn uống Yakult thì nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì trong mỗi sản phẩm Yakult có chứa khoảng 14.2g đường.

Cách bảo quản sữa chua uống Yakult

Đối với chai chưa mở nắp thì mẹ có thể bảo quản ở điều kiện thường, còn nếu đã mở nắp rồi thì mẹ nên bảo quản Yakult ở ngăn mát tủ lạnh để tránh được sự xâm nhập cũng như phát tán của các loại vi khuẩn có hại. Ngoài ra, bảo quản Yakult ở ngăn mát cũng giúp sản phẩm ngon miệng hơn.


Mẹ không nên bảo quản trên tủ đông vì thông thường, vỏ chai của sản phẩm này không thiết kế để bảo quản trong ngăn đông. Việc bỏ trên ngăn đông có thể khiến vỏ chai bị nứt, vỡ. Ngoài ra, các lợi khuẩn có trong sữa uống Yakult sẽ ngưng hoạt động khi sữa bị đông lại. Vì vậy trước khi muốn uống, mẹ cần phải rã đông thì các lợi khuẩn mới hoạt động lại bình thường.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp cho thắc mắc bà bầu uống Yakult được không. Câu trả lời là được. Yakult rất tốt cho sức khỏe nên mẹ hãy uống 1 - 2 chai mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa nhé.

Bổ sung axit folic là rất quan trọng đối với phụ nữ có dự định mang thai và đang mang thai. Bạn có thể chọn bổ sung loại axit này bằng nhiều cách như chế độ dinh dưỡng cân bằng, đồ uống thích hợp và các chất bổ sung axit folic tổng hợp.

Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản khuyến cáo nên bổ sung 480 μg axit folic mỗi ngày cho những phụ nữ muốn mang thai và phụ nữ có thai.

Bên cạnh những loại thực phẩm giúp bổ sung axit folic mà Mira đã giới thiệu ở bài viết trước: Muốn thai nhi khỏe mạnh thì mẹ bầu đừng quên bổ sung axit folic. Hôm nay Mira sẽ giới thiệu 10 loại đồ uống giúp bổ sung axit folic cho bà bầu.


Tóm tắt nội dung bài viết


1. Sữa chua uống Yakult

Theo nhà sản xuất Yakult, trong 100ml sữa chua uống Yalkult chứa 240μg axit folic, bên cạnh đó còn chứa vitamin B6, B12, sắt, canxi vv Thật là tốt khi các chất dinh dưỡng mà bạn muốn bổ sung trong khi mang thai được kết hợp với nhau trong một sản phẩm.


2. Trà xanh Gyokuro

*

Trà Gyokuro là loại trà có chất lượng cao nhất trong tất cả các loại trà xanh của Nhật, chứa khoảng 150μg axit folic trên mỗi 100ml. Tuy nhiên, hàm lượng caffeine trong loại trà này cũng rất cao. Tùy thuộc vào thời gian thu hoạch và lượng lá trà, trà xanh Gyokuro chứa khoảng 160mg caffein mỗi 100ml. Tuy nhiên nếu bạn uống 1-2 ly trà xanh Gyokuro mỗi ngày thì không những giúp bổ sung axit folic mà còn không cần phải quá lo lắng về tác động của caffein.

3. Nước ép dâu tây

Dâu tây chứa khoảng 90μg axit folic trên 100g. Vitamin C trong dâu tây cũng giúp làm đẹp da và ngăn ngừa cảm lạnh.

4. Nước ép Kiwi

*

Hàm lượng axit folic trong Kiwi là khoảng 36 μg axit folic/ 100 μg kiwi.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin C chứa trong kiwi bằng với 8 quả chanh và lượng chất xơ bằng 2-3 quả chuối. Do đó Kiwi là một thành phần thực phẩm bổ dưỡng, không chỉ riêng cho bà bầu.


5. Sữa đậu nành

*

Lượng axit folic có trong sữa đậu nành vào khoảng 31 μg/100 ml.

Tuy nhiên, sữa đậu nành chứa nhiều isoflavone. Isoflavone đậu nành là một chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương và các bệnh khác, nhưng cũng có ý kiến cho rằng nếu sử dụng Isoflavone có nguy cơ phát triển ung thư vú. Ngay cả khi không có kết luận khoa học chính xác về tính hiệu quả và an toàn của isoflavone, nhưng để phòng ngừa tốt hơn là cẩn thận không nên uống quá nhiều sữa đậu nành.

6. Nước ép chuối

Chuối chứa khoảng 26 μg axit folic / 100g. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm táo bón, do đó nước ép chuối là thức uống hoàn hảo cho thai kỳ.

Bên cạnh đó, vitamin B6 có trong chuối được cho là có vai trò làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ ốm nghén.

7. Nước cam

Trong 100 μl nước cam có chứa khoảng 22 μg axit folic. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì khi uống quá nhiều nước ép cam dẫn đến quá liều carbohydrate và có thể gây tiểu đường trong thai kỳ.

Ngoài ra cam, quýt cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.

8. Nước ép cà chua

*

Nước ép cà chua cũng chứa Axit folic. Khoảng 100μl nước ép cà chua chứa khoảng 17μg axit folic. Ngoài ra nước ép cà chua còn chứa lycopene, vitamin C, vitamin B6 và các thành phần khác, được cho là có tác dụng ức chế tình trạng sưng phù và ổn định huyết áp.

9. Trà Hojicha

*

Trong 100 ml trà Hojicha chứa khoảng 13 μg Axit folic. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý rắng trong 100ml trà này cũng chứa khoảng 20mg caffeine, do đó hãy cẩn thận không nên uống quá nhiều.

10. Nước ép rau xanh

*

Trong 100ml nước ép rau xanh (5g cải xoăn, 95ml nước) chứa khoảng 6μg axit folic. Với nhiều người nó có thể khó uống trong thời kỳ mang thai, nhưng vì nó cũng chứa chất xơ hỗ trợ điều trị táo bón, nên nó cũng là thức uống hoàn hảo cho những người không có sức đề kháng.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng bột rau xanh Aojiru của Nhật cũng có tác dụng tương tự nhưng tiện lợi hơn.

Nguồn Axit folic tổng hợp

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, phụ nữ mang thai và phụ nữ dự định mang thai ​​sẽ cần bổ sung 480μg axit folic mỗi ngày, nhưng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng khuyến cáo nên uống thêm 400μg từ axit folic tổng hợp. Điều này là do axit folic tổng hợp có tỷ lệ hấp thụ cao hơn so với axit folic tự nhiên được bổ sung từ thực phẩm và đồ uống.

Xem thêm: Thân cây đinh lăng nấu nước uống chữa bệnh gì? dùng cây đinh lăng lợi hay hại

Tuy nhiên, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật cũng đặt ra mức tối đa của việc bổ sung axit folic mỗi ngày không quá 1.000μg (1mg), do đó bạn hãy cẩn thận không nên sử dụng quá liều.